Từ xưa đến nay, tang lễ luôn được gắn liền với những nghi thức, thờ cúng, kiêng cử. Tùy vào phong tục vùng miền, tôn giáo mà tang lễ được cử hành với các nghi thức khác nhau. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng người theo Phật giáo đang chiếm tỉ lệ cao nhất ở nước ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo là rất cần thiết đối với cả người theo tôn giáo khác. Điều này giúp chúng ta phần nào tránh được những việc không nên làm khi đến viếng một đám tang Phật Giáo.
Theo Phật giáo, chết không phải là chấm dứt. Cái chết trong quan niệm Phật giáo chỉ là sự chuyển đổi, ví như một biến cố trên dòng chảy của sự sống. Chính vì thế, các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo đều hướng đến mục đích cầu cho linh hồn người chết được siêu sinh, đầu thai chuyển kiếp, bắt đầu sự sống mới. Một đám tang Phật giáo bao gồm các nghi lễ sau:
Lễ trị quan và nhập liệm
Người vừa qua đời sẽ được tắm rửa sạch sẽ, thay trang phục mới. Nghi thức này được gọi là lễ Mộc dục, thường do con cháu trong gia đình thực hiện. Đây được xem là việc báo hiếu sau cùng của con cái đối với cha mẹ. Vị sư thầy sẽ dùng tam mật tương ưng ( tức là tay kiết ấn, miệng niệm thần chú, tâm hướng Phật) để tẩy sạch quan tài và vật dụng dùng tẩn liệm (Trị quan). Sau đó thi hài sẽ được tẩn liệm, đắp mền Quang Minh và đưa vào quan tài.
Lễ Thỉnh linh phục hồn
Một bàn thờ Linh sẽ bao gồm linh ảnh, bài vị, bát nhang. Sau khi thiết lập bàn thờ xong, tang gia tề tựu trước linh cửu tiến hành lễ phục hồn. Nghi thức thỉnh linh an vị này nhằm giúp cho linh hồn người quá cố nhận rõ việc đang phải lìa xa thể xác. Vì theo quan niệm Phật giáo, người vừa mất lúc này hiện đang bơ vơ, chưa ý thức được việc mình đã qua đời. Mục đích của nghi lễ này còn để nhờ Đức Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của người quá cố. Ngoài ra, tụng kinh là để linh hồn người mất hướng về Phật, dứt nghiệp trần gian.
Lễ Phát tang
Lễ Phát tang hay còn gọi là lễ Thành phục-mặc áo tang,tức là chính thức chịu tang từ lúc này. Đây được xem như một hình thức ghi nhớ ơn đức, hiếu hạnh của người quá cố trong gia tộc.
Lễ Triêu điện
Trong thời gian linh cữu chưa được chôn cất, các lễ cúng cho người quá cố được gọi là “điện”. Triêu điện là một lễ cúng buổi sáng gần ngày đưa đám, thường dành riêng cho họ hàng có nguyện vọng muốn làm một lễ cúng riêng, nói lời tiễn biệt người thân.
Lễ Sái tịnh, Nhiễu quan và Quy y linh
Phần nghi lễ này có mục đích rưới nước thơm giúp linh hồn người quá cố được thanh tịnh, hộ trì Phật pháp. Trong lúc mọi người tụng chú Ðại Bi, vị chủ sám sẽ dùng bình Cam Lồ vào thanh tẩy quan tài, niệm bài cái văn để thức tỉnh hương linh.
Lễ Cáo đạo lộ
Lễ này nhờ người hộ tang đứng cúng. Lễ được cử hành trước một đêm hoặc hai đêm trước khi chôn cất.Nghi thức lễ này đặt bàn cúng trước cửa ngõ nhà có tang chế, ý xin cho đám tang được suôn sẻ, thuận lợi.Ngoài ra, gia đình có thể tổ chức thêm lễ cúng thí thực và phóng sanh.
Di quan (động quan)
Lễ di quan - tức lễ di chuyển quan tài đi chôn cất hoặc hỏa táng. Đây là lễ khiến tang gia xúc động nhất.Trong lễ này, Gia trì sư sẽ đội nón Tỳ Lư và cầm Tích trượng để hướng dẫn hương linh người quá cố.
Lễ Tế độ trung ( cúng giữa đường)
Lễ này có ý nghĩa: Trước vì đường sá xa xôi, nghỉ xả hơi, đãi ăn uống cho người gánh đám lấy sức. Sau là để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lòng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải lao.
Trị huyệt
Trước khi hạ quan tài, nghi lễ này giúp thanh tẩy nơi chôn cất được trong sạch. Ngoài ra còn có nghĩa chúng sanh nào đang ẩn trú vào nơi ấy thì xin đi nơi khác.
Lễ Tạ thổ thần
Khấn vái thổ thần và hương linh của những ngôi mộ chung quanh. Nay có hương linh của người quá cố cùng chung cư trú tại nơi này.
Nhiễu mộ
Lễ này cử hành sau khi an táng xong, bái biệt hương linh, cảm tạ chư Tăng và quan khách đã đến tham dự đám tang.
Lễ An linh
Sau khi chôn cất xong, tang gia thỉnh bát nhang, linh ảnh người quá cố về chùa hoặc gia đình để hương khói thờ phụng ít nhất trong 49 ngày. Phải lập một bàn thờ riêng trong hai năm hoặc ít nhất là 100 ngày, sau đó mới được nhập vào bàn thờ chung với tổ tiên. Ngoài ra còn có lễ khai môn (mở cửa mã). Sau khi chôn ba ngày làm lễ khai môn này để hương linh người quá cố có thể được phép ra vào.
Các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo đều mang tính tâm linh hướng người chết về sự sống mới
NHƯNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TANG LỄ PHẬT GIÁO
Để tổ chức một đám tang đạo Phật, ngoài việc nắm rõ các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo, tang chủ còn phải lưu ý những điều sau đây: - Nghi lễ phải được tiến hành trong không khí tôn nghiêm, biểu đạt lòng hiếu kính, tiếc thương với người quá cố. - Tránh phô trương quá lố, tiết kiệm để dành tiền làm việc công ích. - Không đốt giấy tiền vàng bạc, loại bỏ các hủ tục mê tín không đúng với Phật pháp.
Có thể thấy các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo được cử hành rất trang trọng, tôn nghiêm. Chính vì thế, khi tham dự tang lễ theo nghi thức Phật giáo chúng ta cần lưu ý những điều sau: - Người tham dự tang lễ cần giữ sự nghiêm trang, lịch sự. Tránh đùa giỡn, nói năng ồn ào để chia buồn và bày tỏ lòng thương tiếc với tang gia. - Không khóc lóc trong tang lễ bởi Phật giáo quan niệm sự chết không phải là kết thúc, đó là khởi đầu của một sự sống luân hồi. Việc khóc lóc sẽ làm cho hương linh người quá cố quyến luyến trần gian không thể siêu thoát được. - Không cúng tế, thết đãi rượu thịt vì sẽ mang tội sát sinh.
TỔ CHỨC TANG LỄ PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY
Ngày nay tang lễ Phật giáo đã dần được lược bỏ nhiều nghi lễ rườm rà. Tuy vậy, để đảm bảo cho một tang lễ Phật giáo diễn ra suôn sẻ, đòi hỏi tang gia phải có kiến thức hiểu biết rất nhiều về các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo. Chính vì thế, hiện nay nhiều gia đình chọn giải pháp tìm đến các cơ sở mai táng có cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo cho các gia đình theo Phật giáo có một đám tang hoàn chỉnh. Nếu bạn đang sinh sống tại khu vực Nghệ An và chưa biết nên chọn lựa cơ sở mai táng nào, bạn có thể tham khảo dịch vụ tang lễ Phật giáo trọn gói của Tang Lễ Martino. Đây là cơ sở mai táng có chất lượng uy tín thuộc top đầu ở Nghệ An hiện nay. Với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động, Tang Lễ Martino cam kết cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói với chất lượng chuyên nghiệp nhất cho gia đình bạn.
Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật không thể tránh khỏi của đời người. Tuy vậy trong Phật giáo, chết không phải chấm dứt mà chính là sự khởi đầu của mầm sống mới. Chính vì vậy, các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo nhìn chung cũng đều có mục đích muốn hướng con người chúng ta về chân lý đó. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các nghi thức trong tang lễ Phật giáo nhé. |