DỊCH VỤ TANG LỄ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 0924.743.934

Hotline - 0965551220
Hôm nay: 126 | Tất cả: 160,042
FANPAGE FACEBOOK
 
CẨM NANG
Kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
Tin đăng ngày: 11/6/2020 - Xem: 1438
 

Phong tục kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam là một nước phương đông với lịch sử hàng ngàn năm phát triển, Tín ngưỡng cũng phát triển theo sự phát triển của xã hội.

Ma chay, cưới hỏi, cúng lễ càng ngày càng được nhiều người quan tâm hơn.ghĩa. Nhất là trong việc ma chay người ta lại càng quan tâm đến các nghi lễ hơn, đó là việc không thể thiếu. Cũng từ đó mà việc kiêng kỵ càng được người ta xem xét cẩn thận hơn. Trong việc tang lễ ma chay, tín ngưỡng dân gian người Việt yêu cầu phải tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ.

Upload

Sau đây là 10 phong tục kiêng kỵ để bạn đọc tham khảo :

1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước

Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.

2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ

Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà. Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.

3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử

Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.

4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ

Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương. Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.

5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu

Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.

6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết

Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).

7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết

Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….

8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết

Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.

9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi

Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng. Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.

10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

Cẩm nang khác:
Thắp hương thế nào cho đúng cách ? (25/7/2020)
Kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam (11/6/2020)
Hỏa táng, lọ tro cốt để ở đâu? (11/6/2020)
Dịch vụ làm đẹp, khâm liệm và nhập quan (11/6/2020)
Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? (11/6/2020)
Thiết kế nội thất - Showroom (10/6/2020)
Thiết kế ý tưởng Quảng Cáo (10/6/2020)
Tin tức
  • Ngành học Tang lễ: Cả nước tỷ dân chỉ có 5 trường,
  • Công viên Vĩnh Hằng Hà Tĩnh
  • Dịch vụ tang lễ trọn gói tại Diễn Châu - Yên Thành
  • Dịch vụ mai táng trọn gói tại Thanh Chương - Đô Lư
  • Dịch vụ mai táng tại Hưng Nguyên - Nam Đàn
  • Dịch vụ mai táng trọn gói tại Hà Tĩnh
  • Dịch vụ mai táng tại Cửa Lò
  • Cẩm nang
  • Thắp hương thế nào cho đúng cách ?
  • Kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
  • Hỏa táng, lọ tro cốt để ở đâu?
  • Dịch vụ làm đẹp, khâm liệm và nhập quan
  • Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác?
  • Thiết kế nội thất - Showroom
  • Thiết kế ý tưởng Quảng Cáo
  • TT Tổ Chức Tang Lễ & Các Vấn Đề Về Văn Hoá Tâm Linh
    Điện thoại: 032.634.9999 - 081.841.6789
    Email: [email protected]
    Website: http://dichvutanglehatinh.com

    Thiết kế website bởi TVC Media
    Facebook chat