Với các ngành dịch vụ, buôn bán thì vận may là yếu tố quan trọng. Nhiều người tin rằng, may mắn cũng dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Người xưa có câu “đầu xuôi – đuôi lọt” vì vậy ngày khai trương đầu năm cũng cần được chú ý. Lễ khai trương là ngày đánh dấu sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh. Vì vậy cúng khai trương có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh sau này.
Vì sao phải cúng trong lễ khai trương?
Để công việc luôn thuận lợi thì cần có đầy đủ ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Theo quan niệm của tổ tiên nơi nào liên quan đến đất cát thì nơi đó có thổ thần cai quản. Vì vậy mà khi mở cửa kinh doanh, các cửa hàng thường tổ chức lễ cúng khai trương.
Lễ khai trương ra đời theo quan niệm văn hóa phương Đông. Thuyết tâm linh cũng nói rằng các cửa hàng, văn phòng đều có Thổ Thần cai quản. Vì thế khi chuyển hoặc khai trương cửa hàng, văn phòng đều phải làm lễ xin phép Thổ thần.
Buôn bán kinh doanh trên đất của thần thì cần phài cúng kiến thần, phật. Nhiều người tin rằng, cúng kiến giúp việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Như vậy, khi mở cửa kinh doanh thì cần phải làm một cái lễ gọi là lễ cúng khai trương để báo cáo với thần linh và cúi xin thần linh che chở, phù hộ cho công việc gặp nhiều may mắn.
Chọn ngày cúng khai trương thế nào cho phù hợp?
Lễ cúng và ngày khai trương là nghi thức quan trọng nhất. Vì thế ngày khai trương không thể xuề xòa, qua loa. Đặc biệt việc chọn ngày phải được xem xét kĩ càng thông qua việc đi coi thầy, gieo quẻ, xem ngày. Bởi lẽ chọn khai trương nhầm ngày thì sẽ kém may mắn cho hoạt đông trong tương lai.
Khi khai trương cần chú ý tránh những ngày không tốt như ngày trùng tang, ngày sát chủ. Ngày tốt là ngày đại cát, ngày hoàng đạo, ngày hợp với tuổi và mệnh của người chủ. Giờ cúng phải mang ý nghĩa đại cát đại lợi để rước thần tài, thần lộc về canh gác cửa hàng.
Lễ vật cúng khai trương
Đồ cúng khai trương không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ, phù hợp với phong tục Việt. Mỗi vùng lại có phong tục cúng khác nhau. Các lễ vật cúng phụ thuộc vào phong tục của từng vùng và điều kiện kinh tế gia chủ.
Lễ vật không thể thiếu
Tuy nhiên vẫn có một số đồ lễ nhất thiết phải có trong nghi lễ bao gồm:
Hoa tươi: Loài hoa được chọn là những loài hoa thuần khiết, mang ý nghĩa cầu may, cầu lộc cầu tài.
Quả: Một mâm quả gồm 5 loại quả, tùy theo vùng.
Rượu trắng nửa lít, nước, thuốc lá, trà một lạng.
Tiền vàng, bộ quan phục đầy đủ bao gồm cả hài, mũ, tất và một thanh kiếm trắng.
Nhang rồng phụng.
Một đĩa muối gạo.
Một con gà luộc (nhà nào có điều kiện thì thêm heo sữa quay).
Cau trầu: cau được chọn là quả tròn trịa, không trầy xước. Trầu cúng lá phải xanh và lành lặn. Khi dâng trầu nên phết ít vôi trắng mới đủ lễ.
Xôi: xôi cúng bạn có thể dùng xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi dừa, biểu tượng cho sự đỗ đạt, may mắn. Không nên dùng đậu đen hoặc xôi lắc vì nó biểu thị sự không may mắn.
Cúng khai trương không phải là hành động mê tín mà chỉ khiến người kinh doanh mới cảm thấy yên tâm. Nó còn đúng với quan niệm “có trước có sau”, tôn trọng các bậc thần thánh. Bên cạnh việc chuẩn bị cúng khai trương chu đáo, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù để tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
TT Tổ Chức Tang Lễ & Các Vấn Đề Về Văn Hoá Tâm Linh Điện thoại: 032.634.9999 - 081.841.6789 Email: [email protected] Website: http://dichvutanglehatinh.com